Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIV Mùa Thường Niên (Lc 21,34-36) | Giáo Phận Phú Cường

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Bảy Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Lc 21,34-36

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Kh 22, 1-7

Đây là trang cuối cùng của Kinh Thánh, của mạc khải mà Thiên Chúa muốn tỏ hiện cho ta: Lấy lại trang đầu của sách Sáng Thế, tìm lại cảnh vườn diệu quang đã mất, dự định Thiên Chúa đã thực hiện, “ sự sống chảy trôi như một dòng sông"... "một cây sai quả”... ảnh sáng không lụi tàn...Ađam và Eva được gặp lại như lúc nguyên thủy... cuộc tạo dựng đã thành toàn!

Thiên thần chỉ cho trỏi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, từ ngai của Thiên Chúa.

Thật là một biểu tượng rõ ràng: “Nước” một “ con sông có nước trong ngần”, ban sự sống.

Điều đó phát xuất từ Thiên Chúa... một dòng sông lớn có nước trường sinh... tôi gửi lại hàng tỷ, hàng tỉ sinh vật từ Thiên Chúa mà phát sinh.

Và “nước" của phép rửa là dấu chỉ của Thiên Chúa, dấu chỉ sự sống của Thiên Chúa ban cho loài người. Xin rửa tội một đứa con là dìm nó xuống trong giòng sông trường sinh này, là vùi lấp bản thể của nó vào chính Bản Thể Thiên Chúa, là cột cái gói nhỏ có sự sống nhân loại này vào chính máu và sự sống Thiên Chúa qua cuống rốn mới... để sự sống thần linh tràn ngập nó ! Một nguồn sống vĩnh cửu.

Giữa hai nhánh sông, có cây sự sống sinh trái mười hai lần, mỗi tháng ra trái một lần.

Thánh Gioan dùng tất cả vẻ đẹp thiên nhiên như những hình ảnh đẹp đẽ để diễn tả cảnh thiên đàng cho ta. Sau “giòng sông trường sinh " lại đến “cây sự sống". Tôi hình dung ra những cây sai quả như: nho, táo, cam, chuối...

Đây thật là một cuộc tái lập vườn địa đàng: Ađam đã không ăn được trái cây sự sống... Đức Giêsu, Ađam mới dẫn ta vào vườn thần tiên. Mà coi chừng ! Đó chỉ là những hình ảnh những biểu tượng: phải làm như những người khác, là biết dùng những biểu tượng đó để làm dội lên những tâm tình và ý tưởng, chứ không vật chất hóa chúng.

Hình ảnh của cảnh sung túc: mười hai lần hái quả mỗi năm! Mười hai mùa trái trên một cây, hình ảnh của cảnh no nê đầy đủ: trái cây là thức ăn thú vị, hợp khẩu.

Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa... người của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ ở trong thành và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. Họ sẽ nhìn thấy tôn nhan Người và thánh danh Người ghi trên trán họ.

Đây là những hình ảnh khác ít mang tính vật chất hơn để bổ túc cho các hình ảnh trước.

Tất cả được nêu ra để giải thích.

“ Được đối diện với Thiên Chúa!" Thấy Thiên Chúa!

Sẽ không còn đêm tối nữa, vì Thiên Chúa sẽ chiếu sáng cho họ.

Còn một hình ảnh nữa, một hình ảnh của niềm hoan lạc.

Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật... Và Chúa ban thần khí linh hứng cho các ngôn sứ và đã sai thiên thần của Người đến tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến. Đây Ta đến ngay tức khắc ! Phúc thay kẻ tuân giữ các sấm ngôn trong sách này

Tôi muốn nhìn thấy Thiên Chúa.

Ôi, xin Người đến. lạy Chúa Giêsu!

Bài đọc II: Đn 7, 15-27

Tiếp theo bài đọc ngày hôm qua, cuộc chiến lớn lao giữa các sức mạnh của sự thiện và sự dữ, đưa tới sự chiến thắng của các thánh, đối với các con thú gây hại. Đây là sự loan báo về “Đấng Thiên Sai", và mọi nhà chú giải đều đồng ý với điều này. Nhưng đây trước hết là một giải thích “tôn giáo” về trọn lịch sử nhân loại: Thật vậy "mọi thờ" (cả thời chúng ta nữa) .Có thể áp dụng cho mình viễn quan cao cả này. Đaniel đã dùng nó cho các "vương quốc vĩ đại, thời ông: Thánh Gioan, trong sách Khải huyền của người, sẽ áp dụng nó cho các hoàn cảnh của thời ngài, thời Nêrô và chúng ta, chúng ta có thể có được "viễn quan" đó không? Đaniel là người đầu tiên xét đến lịch sử thế giới như một sự chuẩn bị cho “ nước Chúa”, và gắn liền với những hy vọng nhân loại với bình minh của niềm hy vọng vĩnh cửu. Cuộc chiến cho “sự thánh thiện " ở dưới đất này, dẫn con người tới ngưỡng cửa đời đời của Thiên Chúa thời gian đồng hiện hữu với "vĩnh cửu”.

Các Thánh của Thiên Chúa tối cao sẽ lên ngôi.

Ôi lạy Chúa, cuộc cách mạng Thần linh làm sao! "các thánh sẽ thế chỗ của Antiôcô, của Nêrô, của Hitler... không phải một vương quyền cùng loại!

Như thế, trong chương trình của Thiên Chúa, chính “Dân tộc các: thánh" sẽ lãnh nhận vương quốc được trao cho "Con Người”.

Và Thánh Phêrô sẽ nói cho các tín hữu Rôma, thời Nêrô, rằng họ ở dân tư tế, vương giả, cộng đoàn các thánh, dân Thiên Chúa "

Theo mức độ Chúa Kitô “giống" Con người trong Hội Thánh nhờ kết hợp họ theo trách nhiệm Người mang, để thể hiện kế đồ của Thiên Chúa đối với nhân loại ( 1 Pr. 2,4-10). Lạy Chúa, con có thể làm gì để bảo trì "viễn quan" này trong con? Lạy Chúa, Chúa đợi cho con thông phần nào với kế đồ của Chúa? Lạy Chúa, con thấy mình quá ít "thánh thiện"! Con thấy mình nghèo khó quá! Làm sao con dám dự phần vào công trình, vào trách nhiệm của Chúa! Sự thánh thiện không đồng nghĩa với hào quang đặc biệt.

Con thú này, ông vua này... nói những lời phạm đến Đấng chí tôn, tàn sát các thánh của Đấng tối cao... Người ta sẽ trao vào tay ông một thời kỳ, hai thời kỳ và nửa thời kỳ.

Sự thánh thiện là một "cuộc chiến”.

Lịch sử là một lịch sử chìm nổi và hỗn độn.

“ Những chiến thắng của Chúa" không rõ rệt lắm và thường ẩn dưới sự chiến thắng kỳ quái của các quyền lực sự dữ. Thời các “vị tử đạo": Biết rõ điều đó. Thời Macabêô, thời Đaniel biết rõ điều đó.

Cả HÔM NAY nữa, “bề ngoài" chống lại Chúa... “trong một thời kỳ!".. Bởi vì chúng ta đã được hứa rằng, chiến thắng của sự dữ sẽ không lâu.

Đoạn sẽ có phán quyết để truất phế ông ta... còn quốc gia sẽ trao cho dân thánh của Đấng tối cao.

Chúa Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa.

Chúa đã nói mình Con Người, Chúa đã hoàn toàn dấn mình vào cuộc chiến chống lại sự dữ. Chúa đã không hề cai trị kiểu loài người, Chúa đã khiêm tốn, nhẫn nại, thánh thiện đối Thiên Chúa, đáng sợ đối với quỷ dữ, không một tội nhơ”. Tất cả tỏ ra chống lại Chúa Giêsu. Dầu vậy, “Ta là Vua".

BÀI TIN MỪNG: Lc 21,34-36

Đức Giêsu vừa loan báo việc “Con Người đến" trên đám mây trời Người vừa nói rằng : Nước Thiên Chúa đã gần như một mùa tươi đẹp khi cây cối đang độ đâm chồi nẩy lộc…

Trong khi chờ đợi, Người tiếp tục trao ban cho các bạn hữu Người những lời khuyên nhủ.

Vậy anh em phải đề phòng chớ để lòng mình đắm say…

Sau những lời khuyên cần phải “Hy vọng" và tin tưởng , đây là lời khuyên về thái độ "Tỉnh thức”.

Đừng để cho mình bị chộp bắt thình lình, trước những lần Đức Giêsu đến… nhất là lần đến cuối cùng của Người.

Hãy giữ mình luôn nhẹ nhàng thanh thoát, đừng trở nên nặng nề. Luôn sống trong thái độ sẵn sàng ra đi.

Chớ để lòng đắm say tửu sắc, đa mang sự đời.

Chúng ta đã biết, nếp sống quá quyến luyến với lạc thú, sẽ làm cho tâm hồn trở nên trì độn!

Khi tự để cho việc tâm đời và thú vui quá xâm chiếm mình, ta dễ quên “Ngày đó”.

Kẻo ngày đó như một chiếc lưới bất thần chụp xuống hầu anh em, vì ngày đó sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất.

“ Ngày” thẩm phán ập tới cách bất ngờ.

Mỗi giây đồng hồ, một người nào đó sẽ qua đi... Hàng chục ngàn người trên mặt đất cũng tuần tự chết theo. Không biết còn lại cho tôi được bao nhiêu giây phút nữa? Phán quyết đã ập đến trên Giêrusalem phải giúp tôi đề cao cảnh giác ! Đó là biểu tượng chọn Ngày chung thẩm sẽ chụp xuống trên toàn trái đất.

Vậy anh em phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn luôn.

Vâng, lạy Chúa Giêsu, Chúa khuyên các bạn hữu Chúa đừng bao giờ ngưng cầu nguyện.

Và Thánh Phaolô lặp lại điều đó với các tín hữu của ngài (2 Tx 1,11 ; Pl 1,4, Rm 1,10 ; Cl 1,3 ; Plm 4). "Chúng tôi cầu nguyện liên lỉ... Trong lời cầu xin mà chúng tôi không ngừng dâng lên Chúa... Tôi luôn luôn nhớ đến ông trong kinh nguyện của tôi…”

Cần nói lại với chính mình như lời khuyên thúc bách của Đức Giêsu trên đây.

Hy vọng. . . Phó thác. . . Xác tín . . . Tỉnh thức . . . Tiết độ . . .

sẵn sàng. . . Cầu nguyện. . . bởi vì không ai biết được giờ nào.

Hầu đủ sức thoát khỏi điều sắp xảy đến...

Chính dấu chỉ, cũng cho thấy như có điều gì đáng ngại trong "ngày đó”. Phó thác, vui mừng, hy vọng... không đồng nghĩa với an toàn giả tạo. Cần phải lanh lẹ. Cần phải trốn thoát. Có một nguy hiểm đe dọa. Cần phải có sức mạnh để thoát khỏi .

Để anh em đứng vững trước mặt Con Người.

Đây là câu chót trong diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu trước cuộc thụ khổ của Người. “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hau đủ sức đứng vững trước mặt con Người!”.

Không bao lâu nữa, Đức Giêsu sẽ bước vào sự “kết thúc” đời Người, qua đau khổ. Những Người tự coi mình là Con Người, vinh hiển, trở về "ngự bên hữu Thiên Chúa”, như một vài ngày nữa Người sẽ nói điều đó trước công nghị (Lc 22,69).

Chính "Con Người" sẽ thắng cuộc.

Và nếu chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta sẽ có thể đứng vững trước mặt Người.

Lạy Chúa, xin hãy đến!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện

HOÀN CẢNH:

Sau khi đã trình bày và xác quyết về việc Chúa đến, bây giờ Đức Giêsu truyền cho các môn đệ phải tỉnh thức và cầu nguyện

Ý CHÍNH:

Bài tin mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về việc tỉnh thức và cầu nguyện để đón Chúa đến trong hiện tại bằng ơn thánh, trong giờ chết của mỗi người và trong ngày cánh chung của toàn thể nhân loại

TÌM HIỂU:

34-36"vậy anh em hãy đề phòng …"

Vì lý do Chúa đến cách bất ngờ và việc phán xét có tính cách nghiêm minh, khó có ai thoát được như chiếc lược bất ngờ chụp xuống, nên Chúa truyền lệnh phải đề phòng bằng cách:

A, phương tiện tiêu cực:

"chớ để lòng mình ra nặng nề"

"chè chén, say sưa", tức là những khóai lạc xác thịt

Đừng lo lắng việc đời: tức là những ham mê công việc trần thế: ham mê của cải, danh vọng, địa vị… và những thú vui trần thế khiến chi phối hay bỏ bê việc thuộc về nước trời

1. Phương diện tích tực:

Phải tỉnh thức: là ở trong tư thế tỉnh táo, cẩn thận để có thể đối phó kịp thời với mọi cảnh ngộ và sẵn sàng đón tiếp Chúa đến bất cứ lúc nào

Phải cầu nguyện: vì sức con người yếu đuối và tự mình không làm gì được nên cần cầu nguyện để cho được sức chống trả những cám dỗ, những thử thách, và bách hại để dễ dàng xứng đáng đón nhận Chúa."xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ và cứu chúng con cho khỏi sự dữ"

Lý do phải cầu nguyện là vì để thoát khỏi mọi việc sắp xảy đến tức là những sự dữ làm mất sự sống đời đời

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Hôm nay ngày cuối năm phụng vụ, Hội Thánh muốn mượn bài tin mừng này để nhắc nhủ chúng ta cần phải tỉnh thức và cầu nguyện trong khi chờ đợi giờ Chúa đến trong giờ cánh chung của toàn thể nhân loại và trong giờ chết của mỗi người chúng ta

Vì sống giữa thế gian đầy những cám dỗ do thế gian, xác thịt và ma quỷ nên người kitô hữu cần phải đề phòng và cảnh giác:

Đừng chè chén say sưa: nghĩa là đừng nuông chiều theo những đam mê khoái lạc bất chính theo kiểu thế gian

Đừng lo lắng sự đời: nghĩa là đừng để cho những công việc thuộc về trần thế lấn át và chi phối những việc thuộc về nước trời về điều này chúng ta nghe theo lời hướng dẫn của Chúa:" trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những cái khác, Người sẽ thêm cho" (Mt 6,33)

Hình ảnh cái lưới bất thần chụp xuống, nhắn nhủ chúng ta hết mọi người sống ở trần gian không ai thoát được cái chết nghĩa là thoát được giờ phán xét của Chúa, vì thế mọi người phải tỉnh thức và cầu nguyện

Hãy tỉnh thức

Như chủ nhà canh kẻ trộm ban đêm (Mt 24,43)

Như đầy tớ đợi ông chủ đi ăn cưới về (Lc 21,35)

Như năm cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn sáng đón rước chàng rể (Mt 25,1-13)

Hãy cầu nguyện luôn:

Cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 26,41)

Cầu nguyện để có sức chiến đấu với ma quỷ (Mt 26,40)

Cầu nguyện để đón nhận những ơn lành của Chúa (Ep 6,18; Cl 4,2; Lc 6,12; Mc 14,38)

Phụng vụ thường tổ chức những giờ canh thức: vừa cầu nguyện và tỉnh thức để đón nhận Chúa đến: canh thức trong đêm Chúa giáng sinh, canh thức trong đêm thứ bảy tuần thánh

Mỗi giây phút hiện tại có giá trị trường cửu. Việc chúng ta tỉnh thức để đề phòng khỏi sa ngã và cầu nguyện để luôn sống trong ơn nghĩa Chúa trong hiện tại cũng là cách chúng ta chuẩn bị và sẵn sàng cho ngày cuối cùng của đời ta

Giờ đây, chúng ta tỉnh thức để dọn mình và cầu nguyện để giục lòng tin cậy mến Chúa trong tâm tình đón Chúa đến

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.