Các bí tích là những hoạt động của Thiên Chúa để qua đó, Chúa tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho các con trai và con gái của Ngài. Tất cả các bí tích đều được Thiên Chúa thiết lập , và đó là lý do tại sao Người cử hành các bí tích bằng những cách thức khác nhau.
Và tại sao Thiên Chúa lại ban cho chúng ta các bí tích? – Là để ban cho chúng ta ân sủng của Người. Cùng với tình yêu của Chúa, ân sủng dùng để ngỏ lời, để ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chiến đấu với những khó khăn của cuộc sống. Dĩ nhiên, đó là lúc chúng ta có tâm tình xứng hợp và muốn làm đẹp lòng Chúa.
- 1. BÍ TÍCH RỬA TỘI
Khi được sinh ra, từ lúc khởi đầu tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tội này được gọi là tội nguyên tổ, do bố mẹ đầu tiên của chúng ta là Ađam và Eva đã phạm tội. Khi được rửa tội, chúng ta được rửa sạch tội và tất cả mọi tội lỗi mà chúng ta đã phạm trước đó (trong trường hợp người được lãnh bí tích rửa tội đã đến tuổi khôn, khoảng từ 7 tuổi). Chúng ta được trở nên con trai và con gái của Thiên Chúa và trở nên một thành phần trong Giáo hội. Thiên Chúa rất hạnh phúc khi các linh mục đổ nước thánh lên người được rửa tội và đọc: “Cha rửa, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”
- 2. BÍ TÍCH THÊM SỨC
- Theo cách đơn giản, Chúa Thánh Thần giúp gia tăng niềm tin của chúng ta để chúng ta có thể chắc chắn rằng Ngài ở với chúng ta cho đến khi chúng ta vào Thiên đàng. Chúa Thánh Thần cũng ban cho chúng ta niềm hy vọng. Cuối cùng, Chúa Thánh Thần gia tăng lòng mến nơi chúng ta để chúng ta yêu Chúa và tha nhân sâu sắc hơn. Người ban Bí tích Thêm Sức phải là một Giám mục. Đức Giám mục đặt tay trên người lãnh nhận, xức dầu thánh lên người lãnh nhận và đọc: “Cha làm dấu thánh giá trên con và cha thêm sức cho con bằng dầu thánh cứu chuộc, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”
- 3. BÍ TÍCH THÁNH THỂ
- Mỗi ngày, Chúa Giê-su biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Người trong Thánh lễ. Việc này xảy ra trong lúc. Bằng cách này, chúng ta ăn và nhận chính Chúa vào trong tâm hồn của chúng ta. Chúa Giê-su đã lập bí tích này trong Bữa Tiệc Ly với 12 tông đồ. Bí tích này giúp tha thứ các tội nhẹ và giúp chúng ta thêm sức mạnh để chống trả các tội trọng. Thánh Thể là chính Chúa Giê-su, Đấng ngự ở trong chúng ta.
- 4. BÍ TÍCH HÒA GIẢI
- Bí tích Hòa giải là món quà tuyệt vời của Thiên Chúa. Khi chúng ta đến xưng tội cách kín đáo và vị linh mục nghe tội của chúng ta, Thiên Chúa tha mọi việc làm và thiếu xót mà chúng ta đã xúc phạm đến Chúa. Chúng ta phải thật sự ăn năn về những điều xấu chúng ta đã làm và những điều tốt mà chúng ta không làm. Bí tích hòa giải cũng ban cho chúng ta sự bình an lớn lao và gia tăng sức mạnh giúp chúng ta trở thành người Ki-tô hữu tốt lành, những người con ngoan của Chúa.
- 5. BÍ TÍCH SỨC DẦU BỆNH NHÂN
- Thiên Chúa yêu bệnh nhân. Khi một ai đó bị bệnh nặng (hoặc đã cao tuổi), và có thể sẽ chết, người đó cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa trong giờ phút này. Việc xức dầu là sự trợ giúp đem lại sức mạnh, bình an và sự động viên cho người bệnh; tha hết mọi tội lỗi của người bệnh và chuẩn bị cho giờ chết của họ. Việc xức dầu như là sự kết hiệp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô trên đồi Can-vê. Bằng cách này, trong cơn đau đớn về thể xác và đau khổ về tinh thần, bệnh nhân cùng vác thánh giá với Chúa Giê-su; đồng thời, Chúa Giêsu nâng đỡ họ trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ.
- 6. BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
- Bí tích này chỉ được lãnh nhận bởi những người được ơn gọi làm linh mục, là những thừa tác viên thực sự của tất cả các bí tích. Giám mục đặt tay và cầu nguyện trên các tân linh mục (cha mới) để thánh hiến họ. Bí tích Truyền Chức Thánh ban phát ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần và có một đặc tính quan trọng là: người lãnh nhận bí tích này sẽ trở thành linh mục đời đời, linh hồn của họ vĩnh viễn được ghi dấu ấn và được dành riêng cho Chúa.
Phó tế vĩnh viễn và Giám mục cũng nhận Bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng các nghi thức và bổn phận thì khác với chức linh mục. Giám mục được thánh hiến phải là linh mục đã được phong chức rồi. Hầu hết các linh mục đều phải trải qua một năm làm phó tế trước khi được chịu chức linh mục.
- 7. BÍ TÍCH HÔN PHỐIBí tích này là sự kết hợp vĩnh viễn giữa một người nam và một người nữ. Khi họ kết hôn trong Giáo hội, Thiên Chúa chính là Đấng kết hợp thân thể và linh hồn của họ nên một. Những người kết hôn sẽ không phá vỡ lời thề của họ: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9). Khuôn mẫu lý tưởng mà người nam và người nữ phải noi theo là gia đình Thánh Gia thất: Chúa Giê-su, Đức Trinh Nữ Maria, và Thánh Giu-se. Đây cũng là phản chiếu cuộc hôn nhân giữa Chúa Ki-tô và cô dâu của Người là Giáo hội.
Ban thông tin TNTT GP. Phú Cường chuyển dịch
Nguồn: https://catholic-link.org/explain-sacraments-to-children/