Lược Sử Nhà Thờ An Thới - Giáo Xứ Hưng Văn

LƯỢC SỬ NHÀ THỜ AN THỚI

GIÁO XỨ HƯNG VĂN

GIÁO HẠT PHÚ QUốC

GIÁO PHẬN LONG XUYÊN

 

Địa chỉ: 38 Phạm Ngọc Thạch, khu phố 3

Phường An Thới, Tp. Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

 

Nhà Thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An và một số nơi đến đảo sinh sống. Cùng ra đảo với bà con có cha Giuse Trần Đình Lữ; từ đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha Giáo Phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Ngày nay, số giáo dân ngày một tăng, bên cạnh đó còn có rất đông bà con di dân đến từ nhiều vùng miền trong nước đến đảo để làm ăn sinh sống.

Lược sử Giáo xứ Hưng Văn - Phú Quốc

1. Địa chỉ

+ Nhà Thờ An Thới , số 38 - Phạm Ngọc Thạch,  khu phố 3, Thị trấn An Thới, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.

+ Bổn Mạng Nhà Thờ trước đây : Lễ Chúa Kitô Vua

+ Bổn Mạng Nhà Thờ hiện nay: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (ngày 08/12)

+ Linh mục Chính xứ Giuse Trần Văn Thịnh - ĐT: 0983627917; 0774683546 // Email : jostranvanthinh1975@gmail.com

+ Linh mục Phó Xứ Phaolô Phạm Vũ Minh – ĐT: 0907156722

+ Linh mục Phó Xứ Phêrô Nguyễn Minh Dào – ĐT: 0937510070

2. Lịch sử hình thành & phát triển :

* Khoảng năm 1930, một số giáo dân ở miền bắc vào Phú Quốc làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Các Linh mục Albéza, người Malaysia (tên Việt là Đặng Tuấn Anh) và Lm. Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá ở gần bãi Khem. Việc trồng cao su thất bại, một số lớn vào đất liền, tới Kiên Lương, Đất Hứa, một số ít ở lại.

* Năm 1955, Cha Nguyễn Văn Liêu (nay thuộc giáo phận Cần Thơ) cho xây một thánh đường ở Dương Đông ở gần sườn đồi phía tây đồn Nguyễn Trung Trực (nay gần Bảo Việt).

* Ngày 10/04/1957, gần 1.000 giáo dân quê quán ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đến phía Nam đảo Phú Quốc, khai sinh một giáo xứ mới : Giáo xứ Hưng Văn. Cùng ra đảo với bà con có Cha Giuse Trần Đình Lữ. Từ đó, nhiều Linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha sai đến Phú Quốc để phục vụ.

* Năm 1975, một số đông giáo dân đã ra đi. Giáo xứ vắng người. Nay giáo xứ lại đông dần, nhờ bà con các nơi trong nước ra đảo làm ăn sinh sống, bên cạnh đó còn có rất đông bà con di dân đến từ nhiều vùng miền trong nước đến đảo để làm ăn sinh sống. Vì thế, hiện nay giáo dân ở rải rác trong Phường  An Thới và một phần của Xã Dương Tơ.

3. Địa giới - Số giáo dân

* Phú Quốc là hòn đảo nằm phía Tây Nam Việt Nam, có diện tích là 567 Km2, nơi hẹp nhất là 3 Km, nơi rộng nhất là 25 Km. Gồm 2 phường là: Phường Dương Đông và Phường An Thới, với 8 xã : Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Dương Tơ và xã đảo Hòn Thơm. Phú Quốc đã được nhà nước công nhận và đưa lên Thành Phố vào năm 2020. Nay là Tp. Phú Quốc, trực thuộc Tỉnh KG

* Số giáo dân (tín hữu) của Gx. Hưng Văn: khoảng 2.300 người, được chia thành 7 giáo khu.

Hiện nay Giáo xứ Hưng Văn có 2 điểm dâng Thánh Lễ hàng tuần:

1. Điểm Dâng Thánh Lễ tại Suối Lớn

2. Điểm Dâng Thánh Lễ tại Hòn Rỏi

4. Nhà thờ & cơ sở mục vụ

* Năm 1968, xây dựng.

* Năm 1975, Nhà thờ được đại tu.

* Năm 2000, chỉnh trang lại cung thánh và khuôn viên nhà thờ.

* Năm 2004, xây dựng mới Đài Đức Mẹ (Núi Đức Mẹ) kết hợp với khu tưởng niệm.

* Năm 2006 – 2010, Nhà Thờ mới (hiện nay) được Cha Gioan Trần Văn Trông xây dựng

* Năm 2024, Nhà Thờ, tầng hầm Nhà Thờ, Cổng, khuôn viên Nhà Thờ, Nhà Giáo Lý, khu vực Đất Thánh được trùng tu, do Cha Giuse Trần Văn Thịnh

* Nhà xứ được xây dựng từ năm 1959

* Năm 1974, nhà xứ mới được Cha Giuse Trương Tiến Định cho xây dựng tầng trệt

* Năm 1998-1999: Cha Gioan Trần Văn Trông cho nâng cấp và hoàn thiện 2 dãy nhà xứ cũ.

* Năm 2001-2003, khu nhà xứ  mới thứ 3 (nay là nhà khách) được Cha  Gioan Trần Văn Trông xây dựng.

* Đất Thánh Giáo xứ: đã được các Cha tiền nhiệm mở rộng và năm 2020 Gx xây dựng thêm 70 kim tĩnh theo thứ tự

*  Năm 2022 được xây nhà Dâng Thánh Lễ, xây tường rào, cổng, xây dựng thêm 70 kim tĩnh và được chỉnh trang như hiện nay.

5. Các Linh mục phụ trách

+ Các linh mục chính xứ :

1. Giuse Trần Đình Lữ 1957-1959

2. Phêrô Phùng Viết Mỹ 1959-1963

3. Micae Hoàng Đình Cung 1963-1969

4. Giuse Trương Tiến Định 1969-1975

5. Giuse Vũ Phi Phượng 1975-1997

6. Gioan Trần Văn Trông 1997 - 2013

7. Phanxicô Nguyễn Trường Hải Đăng 2013 – 2018

8. Vincentê Nguyễn Văn Cảnh 2018 – 2019

9. Giuse Trần Văn Thịnh 2019 – nay

+ Các linh mục phụ tá (lm. Phó):

01. Phêrô Phùng Viết Mỹ 1958-1959

02. Micae Hoàng Đình Cung 1961-1963

03. Giuse Vũ Phi Phượng 1963-1966

04. Phêrô Trần Quang Minh 1966-1968

05. Giuse Trương Tiến Định 1968-1969

06. Anrê Nguyễn Văn Từ 1969-1973

07. Giuse Trần Định 1973-1974

08. Vincentê Trần Thanh Thoả 1973-1974

09. Giuse Nguyễn Văn Bân 1974 - 1975

10. Micae Nguyễn Công Danh 1975

11. Gioan Trần Văn Trông 1994 - 1997

12. Vincentê Nguyễn Văn Cảnh 2004 - 2011

13. Phanxicô Nguyễn Trường Hải Đăng 2008 - 2013

14. Cha Phaolô Vũ Bá Linh 2011 – 2016

15. Cha Phaolô Nguyễn Ngô Đình 2016 – 2018

16. Cha Phêrô Huỳnh Văn Tha, M.F 2019 – 2021

17. Cha Micae Bùi Bảo An 2021 – 2022

18. Cha Phaolô Phạm Vũ Minh 2022 – nay

19. Cha Phêrô Nguyễn Nguyễn Minh Dào 2023 - nay

6. Các cộng đoàn Tu Sĩ nam nữ phục vụ

Cộng đoàn Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng, địa chỉ: Tổ 8, Khu phố 3, Phường An Thới, Tp. Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

Cộng đoàn Nữ Tu Dòng Đaminh Tam Hiệp, địa chỉ tổ 7, Ấp Suối Lớn, Xã Dương Tơ, Tp. Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

Hiện nay có Quý Thầy giúp năm (Thuộc Đại Chủng Viện Thánh Quý - Cần Thơ)

7. Đời sống đạo

Giáo xứ đang có các đoàn thể sinh hoạt đạo như: Giới Gia Trưởng, Giới Hiền Mẫu, Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Tobia, Lòng Thương Xót và 6 ca đoàn.

8. Kinh tế - Xã hội

Thế mạnh của Phú Quốc là du lịch và đánh bắt chế biến hải sản.

Về dân tộc phần lớn là người Kinh, có một số người Hoa và người Khmer với các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.