Sự bất đồng quan điểm trong hôn nhân

SỰ BẤT ĐỒNG QUAN ĐIỂM TRONG HÔN NHÂN

 

Việc giải quyết bất đồng trong hôn nhân không bao giờ đề cập đến việc giành chiến thắng. Đừng bao giờ cho rằng mình thắng còn người bạn đời của mình thua.

 

 

Sự bất đồng quan điểm giữa vợ chồng, hoặc không cùng quan điểm trong đời sống hôn nhân là rất phổ biến nơi mỗi gia đình “ở trong chăn mới biết chăn có rận.” Điều cốt lõi của nghệ thuật hôn nhân là có thể chấp nhận điều này để phát triển hạnh phúc hôn nhân.

 

Kinh nghiệm cho thấy bất đồng quan điểm giữa vợ chồng là điều bình thường. Ở một mức độ nào đó, sự bất đồng quan điểm không có nghĩa là mọi thứ đã trở nên tồi tệ. Chúng ta nên bắt đầu bằng cách nhận ra rằng cách chúng ta giải quyết sự bất đồng một cách chính xác là một đặc điểm quan trọng để phát triển cuộc hôn nhân của mình. Tôi thậm chí còn nói rằng đó là 'tự nhiên' và là một phần của kế hoạch để xây dựng hạnh phúc đời sống hôn nhân.

 

Dĩ nhiên, có một số bất đồng quan điểm sâu sắc rất nghiêm trọng và vì thế cần các biện pháp khắc phục khác từ luật pháp. Nhưng hầu hết đời sống hôn nhân của chúng ta sẽ nằm trong phạm vi ở sự bất hòa, bất đồng hoặc căng thẳng 'bình thường', việc giải quyết những điều này sẽ là một phần trong công việc hàng ngày của chúng ta. Một số nguyên tắc giải quyết có thể hữu ích như sau:

- Bước quan trọng nhất là chúng ta cần phải đánh giá bản chất và nguyên nhân của sự bất đồng giữa vợ chồng. Thường thì nỗi đau và xung đột từ những tình huống trong đời sống gia đình khiến chúng ta vội đưa ra kết luận rằng cần phải chia tay mà không thực sự xem xét những gì đang diễn ra. Câu hỏi quan trọng đầu tiên là liệu đây chỉ đơn giản là sự khác biệt về suy nghĩ của nhau do các yếu tố cá nhân như khía cạnh từ những nỗi đau trong cuộc sống quá khứ hoặc mối quan hệ hôn nhân của chúng ta? Cách giải quyết là cần phải lắng nghe để hiểu được tâm trí của người kia. Điều này cần có sự luyện tập và chú ý mỗi ngày.

 

- Hãy hiểu rõ bản thân mình: chúng ta luôn phải bắt đầu bằng việc tự kiểm tra bản thân mình. Chúng ta có xu hướng tự vệ và thậm chí là chế độ tấn công người kia, cả hai điều này đều ngăn cản việc nhìn nhận rõ ràng về bản thân. Cần phải hỏi bản thân mình rằng: Tôi có tập trung vào vấn đề đang xảy ra và thực sự suy nghĩ rõ ràng về nó? Tôi có quá tự tin khi cho rằng mình đúng hoàn toàn và không cần lắng nghe cũng như không cần mở trí và mở lòng của mình để đón nhận suy nghĩ và tâm trạng của người kia? Tôi có đủ nhận thức rằng lập trường của mình có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến hoặc từ những tổn thương của chính tôi trước đó không? Hoặc đôi khi chúng ta cho rằng người bạn đời của chúng ta “không hiểu” vấn đề. Thật ra, ai cũng có trí khôn để phân định điều đúng hoặc sai. Người bạn đời của chúng ta chắc chắn hiểu vấn đề, nhiều khi người không hiểu vấn đề lại là chính ta. Như vậy, những bất đồng của vợ chồng có thể đến từ việc tôi không tự nhận thức về bản thân mình và quá tự tin cho rằng mình đúng còn người kia sai.

 

- Sau khi tự suy xét về bản thân mình xong thì chúng ta sẽ suy xét về người kia. Ngoài vấn đề liệu tôi có thực sự hiểu nội dung của vấn đề đang xảy ra hay không, còn nhiều điều khác nữa: có những trải nghiệm và tổn thương nào có thể ảnh hưởng đến đến xung đột này; cách người kia đang suy nghĩ và cảm nhận ngay lúc này là gì? Liệu tôi có đang chống đối người bạn đời của mình hay thúc đẩy anh ấy hoặc cô ấy bất đồng quan điểm thông qua cách tôi cư xử không?

 

Chúng ta cần hiểu rằng, mọi thứ trong đời sống hôn nhân của vợ chồng thì tất nhiên luôn liên quan đến vợ chồng, mối quan hệ của vợ chồng và cách vợ chồng có thể phục vụ nhau. Việc giải quyết bất đồng trong hôn nhân không bao giờ đề cập đến việc giành chiến thắng. Đừng bao giờ cho rằng mình thắng còn người bạn đời của mình thua.

 

Như vậy, để tạo ra đời sống hôn nhân thực sự "hòa hợp" và một cuộc sống tốt đẹp. Vợ chồng và con cái sẽ cầu nguyện như thế nào với tư cách là một gia đình? Những công nghệ nào (Tivi, máy tính, Ipad, điện thoại…) sẽ được phép sử dụng trong gia đình và vào khoảng thời gian nào là thích hợp? Cách tiếp cận của cha mẹ đối với các con là gì? Chúng ta sẽ sống sự khiêm tốn và hy sinh như thế nào trong đời sống hôn nhân? Chúng ta sắp xếp những công việc nào cho con cái của chúng ta làm hàng ngày là gì? Chúng ta sẽ mong đợi con cái của chúng ta sẽ trở thành gì trong tương lai? Trong gia đình sẽ nghe nhạc gì? Chúng ta sắp xếp các việc của chúng ta sao cho có ý nghĩa thực sự đối với cuộc sống hôn nhân gia đình của chúng ta.

 

Là người vợ và người chồng trong gia đình, chúng ta cần nhắc nhở bản thân rằng tất cả những gì chúng ta có thể làm trong gia đình mình thì hãy làm vì đó là bổn phận của vợ chồng trong hôn nhân. Hãy nhớ rằng hôn nhân gia đình được xác định bởi hai người chứ không phải một người. Hai người phải học cách nhìn nhận bản thân, lắng nghe nhau và nói lên suy nghĩ của mình, khiêm tốn và quyết đoán một cách thích hợp, đối xử với nhau như những người ngang hàng, và mọi hành động của vợ chồng phải đến từ tình yêu thương dành cho nhau và cho tất cả những người được giao phó cho chúng ta chăm sóc.

 

Lm. Giuse Vũ Đức Thiện

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.