Trang Chủ
Tin Tức
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Phận
Tin Giáo Xứ
Thông Báo
Năm Thánh 2025
Lịch sử Hình thành
Hội Đoàn
Hội Lòng Thương Xót
Hội Gia Trưởng
Hội Hiền Mẫu
Hội Đồng Mục Vụ
Huynh Đoàn Đa Minh
Ca đoàn Xứ - Cecillia
Ca đoàn Thiếu Nhi - Têrêsa
Ca đoàn Gia Trưởng
Ca đoàn Hiền Mẫu
BỔN MẠNG CA ĐOÀN GIỚI HỀN MÃU 2023
Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo VN
Ca Đoàn Các Thánh
Lời Chúa
Suy Niệm Hằng Ngày
Suy Niệm Chúa Nhật
Chú Giải Kinh Thánh
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Phút Cầu Nguyện
Phụng Vụ
Các Vấn Đề về Phụng Vụ
Lịch Phụng vụ
Chầu Thánh Thể
Phụng Vụ Chư Thánh
Các Bí Tích
Đức Maria
Mục Vụ
Di Dân
Caritas
Loan Báo Tin Mừng
Giáo Lý Đức Tin
Hôn Nhân- Gia Đình
Tài Liệu
Mẫu Đơn
Thánh Nhạc
Suy Tư
Lẽ Sống
Chia Sẻ
Thơ
Văn Kiện
Văn Kiện Hội Thánh
Văn Thư HĐGMVN
Văn Thư Giáo Phận
Giáo Luật
Linh Mục - Tu Sĩ
Giới Trẻ - Thiếu Nhi
Vui Học Thánh Kinh
Giới Trẻ
Thiếu Nhi
Ơn Gọi
THÁNH MÁC-CÔ, (St. Mark) tác giả sách Tin Mừng
Gửi Ý Kiến Phản Hồi
Họ và tên của bạn:
*
Vui lòng nhập họ tên
Email:
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Nội dung:
*
Vui lòng nhập nội dung
Mã bảo vệ:
*
Vui lòng nhập mã bảo vệ
Processing...
Gửi Email Cho Bạn Bè
Họ và tên của bạn:
*
Vui lòng nhập họ tên
Email của bạn:
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Gửi đến (To):
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Đồng gửi đến (CC):
Địa chỉ email không đúng
Nội dung:
*
Vui lòng nhập nội dung
Mã bảo vệ:
*
Vui lòng nhập mã bảo vệ
Processing...
Ngày 25/04: Thánh Máccô, Tác Giả Sách Tin Mừng
1. LỊCH SỬ
Thánh Marcô có thể thuộc dòng tộc Arong, sinh tại Galilê. Là một trong 72 môn đệ của Chúa Giêsu. Trong công cuộc truyền giáo, ngài là đệ tử trung kiên của thánh Phêrô. Chính nhờ sự giúp đỡ và lời yêu cầu nguyện của vị thủ lãnh các tông đồ mà thánh nhân đã viết cuốn Tin Mừng thứ hai, gọi là
Tin Mừng theo thánh Marcô.
Tin Mừng của ngài vắn gọn. Lời văn không chải chuốt như thánh Matthêo hoặc Luca, nhưng rất chân thành và thực tế. Ngài không giấu diếm sự chậm hiểu, kém tin của các tông đồ:
“Các
ông không hiểu ý nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều: lòng trí các ông còn ngu muội”
(Mc 5, 52 ); ngài cũng chẳng che đậy tham vọng của các ông: “
Khi đi đường, các ông đã
cãi
nhau xem ai là người lớn hơn cả
” (Mc
9.
34 ).
Theo nhiều nguồn tài liệu, mẹ ngài là bà Maria, một bà góa giàu có ở Giêrusalem, có nhà rộng rãi, có thể làm nơi hội họp của các tín hữu được và thánh Phêrô cũng thường trú ngụ ở nơi này.
Thánh nhân theo người bà con là Barnabê và tông đồ Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Nhưng khi đến Pergê thì ngài trở về Giêrusalem, có lẽ vì lý do sức khỏe. Sau đó, ngài đã tháp tùng theo thánh Phêrô giảng đạo ở Rôma. Ngài đã chứng kiến
“khoảng ba ngàn người theo đạo
” nhờ bài giảng của thánh Phêrô; ngài thấy
tận mắt thánh Phêrô chữa lành
người què từ khi lọt lòng mẹ
” tại cửa Đền thờ; ngài cũng bị “
các tư tế viên lãnh binh Đền thờ và các người thuộc nhóm Sađốc”
bắt giam…
Chính thánh Phêrô đã trao cho ngài sứ mạng phúc âm hoá Alexandria. Ngài đã thành lập giáo đoàn này, và hướng dẫn mọi người sống hoàn thiện đạo đức không kém giáo đoàn Giêrusalem. Toàn thể giáo đoàn đều hiệp nhất trong một niềm tin, cậy, mến, chuyên cần phụng sự Chúa và phục vụ nhau.
Chính vì thế mà ma quỷ ganh tị. Chúng xúi dục những người ngoại giáo quá khích chống đối bách hại thánh nhân. Họ bắt ngài; cột cổ kéo lôi trên sỏi đá làm cho da thịt ngài bị xé rách nát ra. Máu chảy đầm đìa. Rồi đem bỏ vào ngục. Sáng hôm sau, họ lại dắt ngài ra và hành hạ y như hôm trước. Đau đớn quá, ngài kiệt sức dần và tắt thở..
II. GƯƠNG TÔNG ĐỒ
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.
Bổn phận loan báo Tin Mừng là bổn phận của mọi người. Mỗi người đều có thể là tông đồ cho Chúa trong hoàn cảnh và khả năng của mình.
June là một cô bé 5 tuổi xinh đẹp và lanh lợi. Cha là một mục sư. Mỗi khi đi đâu, Mẹ thường cho em theo.
Ngày nọ, khi hai mẹ con vào bưu điện, một ông lão thấy em liền hỏi:
– Này bé, ai cho bé mái tóc đẹp thế ?
– Chúa cho cháu đó!
Nói xong bé nhìn thẳng vào ông hỏi:
– Thế ông có được Chúa cho gì không? Có được Chúa cứu không?
Ông già kinh ngạc và xúc động trước câu hỏi đơn sơ đó. Ông thẫn thờ đáp :
– Không, bé ạ!
– Thế thì ông phải đến với Chúa ngay đi. Rồi Chúa sẽ cho ông thành một người thật đẹp đẽ !
Nói xong, bé vội chạy theo mẹ.
Ít tuần sau, ông tìm đến nhà thờ và theo đạo. Ông cho biết lời của em bé luôn ám ảnh trong đầu và ông quyết định theo Chúa. (Góp nhặt)
Một cách truyền giáo đơn sơ nhưng kết quả thật không ai ngờ!
Tại sao chúng ta phải truyền giáo? Thưa vì chúng ta đã được lãnh nhận nhưng không thì chúng ta cũng phải biết cho đi nhưng không.
Lịch sử kể lại rằng
Fritz Kreisler
(18751962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua.
Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đàn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý:
Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng.
Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên:
– Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó.
Chúng ta cũng thế, chúng ta không có quyền giữ cho mình tất cả hồng ân Chúa đã ban tặng cho ta. Tất cả đã được đón nhận thì tất cả cũng phải được sẻ chia. (Epphata)
Thế giới hôm nay vẫn còn đầy rẫy những nạn nhân của chiến tranh, của đói nghèo, của bệnh tật, thiên tai, phân biệt chủng tộc vv đang cần những người đem đến cho họ tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
làm chân tay cho người què cụt,
làm đôi mắt cho ai đui mù,
làm lỗ tai cho người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,
Để đem cơm cho người đói đang chờ,
Và đem nước cho người họng đang khô,
Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,
Đem áo quần cho người đang trần trụi,
Đem mền đắp cho người rét đang run.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đường vắng,
Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
Đem tự do cho những kiếp đọa đày.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,
Đem an hòa cho những ai bất thuận,
Đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,
Đem ủi an cho người đang sầu khổ,
Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
Đem vận may cho người gặp rủi ro.
Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,
Cho mọi người được hạnh phúc an vui.
Còn phần con xin gửi hết nơi Ngài,
Là Thiên Chúa, là tình yêu, là lẽ sống.
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
để tin yêu mà vui sống trọn đời.
(Một Linh mục Dòng Tên)
Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Nguồn: tgpsaigon.net
Bản In
Gửi email
Phản hồi
Tin bài khác
Ngày 30/04: Thánh Piô V, giáo hoàng (1504-1572)
(Ngày đăng 29/04/2025)
Ngày 29/04: Thánh Catarina thành Siêna - Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
(Ngày đăng 28/04/2025)
Ngày 28/04: Thánh Luy Maria Montfort, linh mục (1673-1716)
(Ngày đăng 27/04/2025)
Ngày 25/04: Thánh sử Marcô, tác giả sách Tin mừng
(Ngày đăng 24/04/2025)
Ngày 24/04: Thánh Fiđêlê đệ Sigmaringa, tử đạo (1528-1622)
(Ngày đăng 23/04/2025)
Ngày 21/04: Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
(Ngày đăng 20/04/2025)
Ngày 13/04: Thánh Martinô I, Giáo hoàng Tử đạo
(Ngày đăng 12/04/2025)
Ngày 11/04: Thánh Sta-nit-la-ô - giám mục, tử đạo (1030-1079)
(Ngày đăng 10/04/2025)
Ngày 07/04: Thánh Gioan Lasan, linh mục
(Ngày đăng 06/04/2025)
Ngày 04/04: Thánh I-si-đô-rô, giám mục, tiến sĩ hội thánh (khoảng 560-636)
(Ngày đăng 03/04/2025)
Xem tất cả »
Thông Báo
Cha Xứ và Cha Phó
Kinh Phụng Vụ
Liên kết nhanh
Facebook
Thống kê truy cập
Đang online:
37
Hôm nay:
3254
Hôm qua:
4568
Tổng truy cập:
92,135,124