Việt Nam công nhận giáo xứ sau nửa thế kỷ

Các cộng đồng Công giáo ở một tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Nam, một tỉnh mà từ chối tiếp nhận các tôn giáo, đã được chính phủ phê duyệt tư cách pháp nhân sau một thời gian dài chờ đợi hàng thập kỷ.

Ngày 21 tháng Tám, chính quyền tỉnh Lai Châu thông báo đã chính thức cho phép Giáo phận Hưng Hóa thành lập Giáo xứ Lai Châu, đặt tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu. Nhà nguyện của giáo xứ hiện nay được đặt tại nhà của giáo dân Nguyễn Văn Lễ.

Nhà chức trách đã cho phép Cha Giuse Nguyễn Văn Ninh, 49 tuổi, chăm sóc mục vụ cho 2.791 giáo dân từ các cộng đồng được phép tụ tập cầu nguyện.

Họ cũng yêu cầu giáo phận và giáo xứ mới tổ chức các hoạt động tôn giáo theo pháp luật trên địa bàn tỉnh không có tôn giáo nào được chấp nhận.

Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, hạt trưởng hạt Lào Cai Lai Châu, cho biết động thái này là một tin vui đối với những người Công giáo địa phương, những người đã chờ đợi nó từ rất lâu.

Cha Bình, người đã chăm sóc mục vụ cho các tín hữu từ năm 2006 - 16, cho biết người Công giáo bắt đầu di chuyển đến tỉnh từ năm 1966 và liên tục kiến ​​nghị chính quyền địa phương cho phép họ sinh hoạt tôn giáo. Giáo phận đã nộp đơn thỉnh cầu 5 lần kể từ năm 2007.

Ngài cho biết tỉnh này là nơi sinh sống của khoảng 20 cộng đồng Công giáo bao gồm cả dân làng Hmong. Họ phải mượn nhà của người dân để sinh hoạt và một số người trong số họ được phép đăng ký công việc tôn giáo hàng năm.

Các linh mục đến thăm phải xin giấy phép của chính quyền trước khi họ đến. Họ phải nộp danh sách du khách và gặp chính quyền trước khi làm việc với người Công giáo địa phương. Các nhà chức trách theo dõi chặt chẽ du khách và người dân địa phương cho đến khi họ rời đi.

“Các linh mục đến thăm cố gắng dạy giáo lý và thánh ca, cử hành thánh lễ, giải tội, rửa tội, giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và cộng đồng trong vòng 2-3 giờ đồng hồ và đi đến các cộng đồng khác đang chờ đợi họ,” Cha Bình nói thêm rằng họ phải đến thăm nhiều cộng đồng vào cuối tuần.

Vị linh mục 49 tuổi kêu gọi các tín hữu dũng cảm khai báo danh tính Công giáo của mình, sống theo đức tin thông qua các hoạt động hàng ngày và tự tổ chức các hoạt động tôn giáo trong thời kỳ đại dịch xảy ra.

Mục vụ của Giáo xứ Sa Pa, ngài đã thăm viếng mục vụ bốn cộng đồng ở huyện Than Uyên vào ngày lễ Ngũ tuần, ngày 31 tháng Năm, được biết ngài lo ngại về việc thực hành đức tin của những người Công giáo địa phương, những người đã phải hủy bỏ các Thánh Lễ hàng tháng và các cuộc họp mặt vào Chúa Nhật do dịch bệnh lây lan.

Ngài hy vọng giáo xứ mới sẽ đáp ứng nhu cầu tôn giáo ngày càng tăng của các cộng đồng Công giáo địa phương.

Bà Maria Nguyễn Phương Quý, một người Công giáo địa phương cho biết: “Chúng tôi rất vui vì từ nay có thể tổ chức công khai các hoạt động vốn bị coi là bất hợp pháp trước đây.”

Bà mẹ của hai đứa trẻ cho biết tổ tiên của họ đã chờ đợi sự công nhận giáo xứ trong nửa thế kỷ và nhiều người trong số họ đã qua đời trước sự kiện này.

Bà nói: “Chúng tôi muôn vàn cảm tạ Chúa vì tình yêu của Người dành cho chúng tôi, các giám mục và linh mục đã kiên trì đối thoại mang tính xây dựng với chính quyền để có được những gì chúng tôi có ngày hôm nay.”

Bà Qúy, một người tích cực trong công việc Giáo hội, cho biết một nửa số người Công giáo địa phương là dân làng Hmong, những người đã bị hạn chế tôn giáo nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ.

Bà hy vọng các nữ tu và linh mục sẽ chăm sóc mục vụ cho các tín hữu, đặc biệt là người Hmong mà không gặp trở ngại từ chính quyền, đồng thời nói thêm rằng người Công giáo có kế hoạch tổ chức Lễ Thành lập Giáo xứ trong những tuần tới.

Bà Maria Nguyễn Thị Phượng than khóc rằng những người thân cũ của bà không được chứng kiến ngày được duyệt giáo xứ. Bà nói: “Chúng tôi biết ơn sâu sắc tổ tiên của mình, những người đã xây dựng cộng đồng và truyền niềm tin cho các thế hệ trẻ.”

Bà cho biết Lai Châu là giáo xứ đầu tiên được chính phủ phê duyệt. Giáo xứ có quyền hợp pháp để mua đất và xây dựng cơ sở vật chất.

Cha Ninh được bổ nhiệm về quản xứ từ tháng Bảy và kế nhiệm Cha Phêrô Phan Kim Huân.

Tỉnh lân cận Sơn La là nơi có 5.000 giáo dân tạo thành 4 giáo xứ nhưng không giáo xứ nào được chính quyền công nhận. Họ tổ chức các hoạt động tôn giáo tại nhà của người dân và đối mặt với các vấn nạn từ nhà cầm quyền.

 

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn (UCA News)

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.